Working Holiday Úc là gì? Thủ tục & Chính sách như thế nào?

Working Holiday Úc

Working Holiday Úc là cơ hội tuyệt vời để bạn khám phá vẻ đẹp của đất nước Úc, tích lũy kinh nghiệm làm việc, và mở rộng các mối quan hệ quốc tế. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chương trình này và chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình.

Working Holiday Úc là gì?

Working Holiday Úc là chương trình cho phép đối tượng trẻ từ 18-30 tuổi của một số quốc gia quy định  (trong đó có Việt Nam) vừa đi du lịch vừa làm việc tại Úc trong thời gian từ 1 năm trở lại. Chương trình được tổ chức nhằm mục đích khuyến khích giao lưu văn hóa đa quốc gia, cũng như tạo cơ hội cho người trẻ trải nghiệm cuộc sống và làm việc tại nước sở tại Úc.

Với working holiday, người tham gia sẽ có điều kiện làm việc tại Úc – trong các lĩnh vực như du lịch, nhà hàn, công việc part time… – để kiếm thêm thu nhập chi trả cho chuyến đi

Chương trình là lựa chọn rất được ưa chuộng của nhóm đối tượng trẻ, nhờ vào cơ hội học hỏi, trải nghiệm và khám phá văn hoa mới mà nó mang lại.

Có nên tham gia Working Holiday Úc?

Lợi ích

Tham gia working holiday Úc là cơ hội tuyệt vời để các bạn trẻ trải nghiệm những lợi ích như sau:

  • Khám phá văn hóa, cảnh quan và cuộc sống của Úc – một quốc gia phát triển, năng động và đa dạng về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.
  • Học hỏi những điều mới mẻ, thú vị và bổ ích từ việc gặp gỡ bạn bè mới, thăm thú và tham gia các hoạt động tại địa phương.
  • Nâng cao kỹ năng cá nhân và chuyên môn, đặc biệt là năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh – qua việc được giao tiếp, làm việc và hòa nhập với người bản xứ trong môi trường hoàn toàn sử dụng tiếng Anh; cũng như tham gia các khóa học ngắn hạn ở nước ngoài.
  • Cơ hội kiếm thêm thu nhập và làm việc bán thời gian tại Úc (không quá 6 tháng). Cụ thể, bạn có thể đăng ký làm các công việc như phục vụ, bán hàng, giúp việc, làm nông, giáo viên tiếng Anh…, cũng như các công việc liên quan đến chuyên ngành hoặc sở thích cá nhân.
  • Mở rộng mạng lưới quan hệ với nhiều người đến từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau.
  • Bổ sung tốt vào hồ sơ cá nhân – tạo ấn tượng tốt với các nhà tuyển dụng/ đối tác tại Úc cũng như ở Việt Nam. Nếu làm việc trong các lĩnh vực bị thiếu hụt lao động, bạn còn có thể xin gia hạn visa lâu hơn 1 năm.
  • Trưởng thành và tự lập hơn. Khi tham gia working holiday Úc, bạn sẽ phải tự quản lý tài chính, sinh hoạt, giải quyết các vấn đề phát sinh và rủi ro trong chuyến đi. Đây sẽ là cơ hội giúp bạn trở nên tự tin và chủ động hơn trong giao tiếp, công việc và cuộc sống.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề tiềm năng khi lựa chọn chương trình working holiday Úc như sau:

  • Nguy cơ rủi ro về pháp lý, như luật lao động, chi phí lao động, những vụ cướp, bắt nạt, phân biệt chủng tộc, v.v… Nhìn chung, bạn cần phải cẩn thận và trang bị đủ kiến thức về các quy định và quyền lợi của mình khi làm việc tại Úc.
  • Yêu cầu chi trả khoản tiền lớn cho các chi phí sinh hoạt cá nhân, nhà ở, bảo hiểm, vé máy bay, v.v…  – đặc biệt nếu bạn muốn đi du lịch nhiều nơi ở Úc, hoặc sinh sống tại các thành phố lớn như Sydney hay Melbourne. Do đó, bạn cần phải có một kế hoạch tài chính hợp lý và tiết kiệm để đảm bảo không bị thiếu hụt trong thời gian thực hiện chuyến đi.
  • Hạn chế về thời gian. Working Holiday chỉ cho phép bạn ở lại Úc trong thời gian tối đa 1 năm. Thời gian này có thể không đủ để bạn khám phá hết những điều thú vị ở đất nước này.
  • Khả năng thích nghi: Như đã đề cập, bạn sẽ phải tự lo liệu mọi thứ từ chỗ ở, ăn uống, đi lại, cho đến công việc và các mối quan hệ. Với những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm sống xa nhà, đây thực sự là một thử thách lớn – song đồng thời cũng là cơ hội để bạn trở nên trưởng thành hơn.
  • Mất liên lạc với gia đình và bạn bè ở quê nhà. Khi tham gia các chương trình như working holiday Úc, bạn cần phải biết cách quản lý những vấn đề về phương diện cảm xúc như cô đơn, nhớ nhà, áp lực…
  • Khó khăn khi muốn ở lại làm việc. Bạn cần phải có bằng cấp, kinh nghiệm hoặc kỹ năng nào đó để có thể cạnh tranh với các ứng viên khác – cũng như năng lực linh hoạt và sẵn sàng làm việc trong các lĩnh vực mới lạ.

Nếu đang cân nhắc tham gia Working Holiday Úc, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính, thời gian, kỹ năng và tâm lý – cũng như tìm hiểu thông tin về Úc để có một chuyến đi thành công.

Quyền lợi của visa Working Holiday tại Úc

Visa Working Holiday Úc là một loại visa tạm thời dành cho công dân trẻ tuổi ở một số quốc gia nhất định (trong đó có Việt Nam) – cho phép các bạn trẻ đến Úc tìm việc làm kết hợp du lịch trong vòng một năm. Nếu được cấp visa 462, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi như sau:

  • Được ở lại Úc không quá 12 tháng kể từ ngày đầu tiên bạn đến nơi.
  • Được phép làm việc tại Úc trong thời gian tối đa 6 tháng trong một năm.
  • Được phép tham gia các khoá học không kéo dài quá 4 tháng. Tuy nhiên, việc theo học phải bám sát với mục đích chính của bạn là làm việc và du lịch.
  • Được phép du lịch tự do trong suốt thời gian lưu trú tại Úc.
  • Được hưởng các quyền lợi xã hội cơ bản tại Úc như chăm sóc sức khỏe… trong trường hợp gặp rủi ro hoặc khó khăn.
  • Được phép xuất nhập cảnh nhiều lần trong thời gian visa còn hiệu lực.
  • Đủ điều kiện xin visa Work and Holiday lần thứ hai nếu bạn đã từng làm việc 3 tháng tại khu vực Bắc Úc trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn và nông – lâm – ngư nghiệp.

Chính sách Visa Working Holiday Úc năm 2023

Điều kiện xin visa

Để tham gia chương trình Working Holiday Úc, bạn cần phải đáp ứng một số điều kiện về quốc tịch, độ tuổi, học lực, tiếng Anh, thư giới thiệu, tài chính, sức khoẻ và nhân thân. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn xin visa 462 (Work and Holiday – subclass 462) qua trang web của Bộ Di trú Úc.

Điều kiện:

  • Quốc tịch: Là công dân Việt Nam, có hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Độ tuổi: Từ 18 đến 30 tuổi (tính đến ngày nộp hồ sơ).
  • Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.
  • Tiếng Anh: Có chứng chỉ tiếng Anh tương đương CAE 147, PTE 30, IELTS 4.5 hoặc TOEFL iBT 32 trở lên.
  • Sức khỏe: Đủ sức khỏe để đi du lịch và làm việc tại Úc. Không có tiền án tiền sự và không mang theo con nhỏ trong thời gian tham gia chương trình.

Ngoài ra, bạn cũng cần đáp ứng một số điều kiện khác như:

  • Không có tiền án tiền sự.
  • Không mang theo con nhỏ trong quá trình du lịch và làm việc tại Úc.
  • Có đủ tài chính để trang trải chi phí sinh hoạt (ước chừng khoảng 5.000 AUD).
  • Có kế hoạch du lịch và làm việc rõ ràng.

Hồ sơ xin visa

Để xin visa Working Holiday Úc, bạn cần chuẩn bị và nộp hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Di trú Úc – bao gồm:

  • Mẫu đơn xin visa Working Holiday Úc.
  • Giấy khai sinh (bản gốc hay bản sao)
  • Ảnh chân dung thẻ (không quá 6 tháng, mặt chiếm 3/4 ảnh, nền trắng)
  • Căn cước công dân còn hạn
  • Hộ chiếu còn hạn ít nhất 1 năm
  • Sổ hộ khẩu
  • Tờ khai nhân thân/ Phiếu lý lịch tư pháp cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
  • Chứng chỉ tiếng Anh
  • Chứng minh tài chính.
  • Thư giới thiệu.

Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin visa Working Holiday Úc:

  • Tạo tài khoản ImmiAccount: Trước khi nộp đơn, bạn cần tạo một tài khoản ImmiAccount trên trang web của Cơ quan Di trú Úc. Đây là nơi bạn sẽ nộp đơn xin visa và theo dõi tình trạng hồ sơ.
  • Hồ sơ phải được nộp đầy đủ và chính xác trước khi đến Úc, phải được dịch sang tiếng Anh bởi một đơn vị dịch thuật uy tín.
  • Có thể nộp hồ sơ trực tuyến hoặc qua đường bưu điện.
  • Lệ phí xin visa Working Holiday Úc là 510 AUD (khoảng hơn 8 triệu đồng).
  • Thời gian xét duyệt thường là từ 1 đến 2 tháng.

Quy trình

Quy trình xin visa này có thể mất từ 3 tháng trở lên – theo trình tự các bước như sau:

  • Đảm bảo đáp ứng các điều kiện của chương trình.
  • Tạo tài khoản ImmiAccount & điền đơn xin visa trên trang web ImmiAccount.
  • Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, bao gồm giấy khai sinh, ảnh thẻ, căn cước công dân hoặc chứng minh thư, sổ hộ khẩu, v.v… đã kể trên.
  • Nộp hồ sơ và phí visa 462 Úc trực tuyến qua trang web của Bộ Di trú Úc.
  • Đặt lịch hẹn lấy sinh trắc học xin visa 462 Úc working holiday tại VFS.
  • Chờ kết quả xem xét hồ sơ.

Nếu hồ sơ của bạn được chấp thuận, bạn sẽ nhận được visa 462 Working Holiday Úc có thời hạn 1 năm kể từ ngày nhập cảnh đầu tiên. Sau khi nhận được visa, hãy bắt đầu chuẩn bị cho việc nhập cảnh vào Úc, bao gồm việc đặt vé máy bay và lên kế hoạch cho cuộc hành trình của bạn.

Chi phí

Để xin visa này, bạn cần trả các khoản phí sau:

  • Phí xin visa: 510 AUD.
  • Phí khám sức khỏe: 150 AUD.
  • Bảo hiểm y tế: 115 AUD/tháng.

Lưu ý, các mức phí trên đây có thể thay đổi theo thời gian. Bạn nên cập nhật thông tin mới nhất trực tiếp trên trang web của Bộ Di trú Úc.

Ngoài lệ phí xin visa, bạn cũng cần xem xét các chi phí khác như: vé máy bay, lưu trú, thức ăn, vận chuyển và các hoạt động giải trí trong thời gian lưu trú.

Lưu ý khi tiếp tục visa Working Holiday Úc

Nếu bạn đã có visa Working Holiday và muốn tiếp tục ở lại Úc, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Bạn có thể xin visa Working Holiday lần thứ hai nếu bạn đã từng làm việc 3 tháng tại khu vực Bắc Úc trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn và nông – lâm – ngư nghiệp. Trong trường hợp đó, cần có bằng chứng về công việc của mình, chẳng hạn như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy chứng nhận hoặc thư giới thiệu từ chủ lao động.
  • Việc xin visa Working Holiday lần thứ ba đòi hỏi bạn đã từng làm việc 6 tháng tại khu vực Bắc Úc hoặc khu vực nông thôn được chỉ định trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn và nông – lâm – ngư nghiệp. Gia hạn visa có thể thực hiện tối đa 2 lần, mỗi lần 12 tháng. Nói cách khác, tổng thời gian lưu trú tối đa tại Úc theo chương trình là 3 năm.
  • Thời hạn của visa vẫn như cũ nếu bạn rời khỏi nước Úc trong thời gian visa có hiệu lực. Ví dụ, nếu bạn có visa Working Holiday 12 tháng và bạn rời khỏi Úc 3 tháng sau khi nhập cảnh, bạn chỉ còn 9 tháng để quay trở lại và tiếp tục visa của mình.
  • Bạn sẽ phải tự chi trả mọi chi phí liên quan đến sức khỏe trong thời gian có mặt ở Úc. Do đó, bạn nên mua bảo hiểm y tế cho du khách trước khi đến Úc để bảo vệ bản thân trước mọi rủi ro có thể xảy ra.

Ngoài những điểm kể trên, bạn cũng cần lưu ý một số điểm bổ sung như sau:

  • Kiểm tra thời hạn và điều kiện của visa – đảm bảo rằng bạn hiểu rõ quy định về thời gian lưu trú, quyền lợi làm việc, và các yêu cầu khác.
  • Xác định nơi ở tạm thời: Trước khi đến Úc, hãy xem xét lựa chọn nơi ở tạm thời khi đến nơi (ví dụ: hostel, nhà nghỉ hoặc căn hộ tạm thời).
  • Xem xét việc mở tài khoản ngân hàng Úc: Nếu dự định làm việc tại Úc trong một khoảng thời gian dài, bạn có thể cân nhắc mở tài khoản tại nước sở tại để quản lý tài chính dễ dàng hơn.
  • Tôn trọng các quy tắc ứng xử và văn hóa địa phương – bao gồm các quy định và giới hạn về tiêu thụ rượu, lái xe, và hành vi đối với con người.
  • Liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quốc gia: Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc gặp vấn đề trong quá trình lưu trú tại Úc, hãy liên hệ với đại sứ hoặc lãnh sự quán để được cung cấp hỗ trợ và thông tin quan trọng.

4 công việc phổ biến khi Working Holiday Úc

Khi tham gia chương trình working holiday Úc, bạn có thể lựa chọn từ một tỏng số các công việc phổ biến sau:

Thu hoạch & đóng gói nông sản

Đây là công việc khá phổ biến và dễ tìm được cơ hội, đặc biệt ở các khu vực nông thôn. Bạn có thể hái hoặc gói các loại trái cây, rau củ quả như táo, cam, quýt, nho, blueberry, raspberry, vv..

Công việc có thể trả lương theo giờ hoặc theo năng suất, tùy vào farm và loại quả cụ thể. Nếu đã làm việc từ 3-6 tháng, bạn sẽ có thể xin gia hạn visa Working Holiday lần thứ hai hoặc thứ ba.

Nhân viên nhà hàng

Lựa chọn này khá phù hợp với những bạn trẻ năng động, thích giao tiếp, có khả năng tiếng Anh tốt và muốn thực hành thêm về kỹ năng giao tiếp. Bạn có thể làm bồi bàn, rửa chén, pha chế hoặc tiếp tân tại các nhà hàng, quán cà phê hay bar. Ngoài tiền lương trả theo giờ, bạn còn có cơ hội nhận được tiền boa trực tiếp từ khách hàng.

Nhân viên nhà hàng, quán bar… là những công việc ưa thích của các bạn trẻ đam mê giao tiếp và phục vụ khách hàng. Nếu muốn bán hoặc phục vụ rượu, bạn sẽ được yêu cầu sở hữu chứng chỉ RSA (Responsible Service of Alcohol).

Nhân viên khách sạn

Với các bạn trẻ yêu thích du lịch và khám phá, tại sao không đăng ký trở thành nhân viên khách sạn? Công việc nhìn chung khá đơn giản và không yêu cầu nhiều kỹ năng. Bạn có thể làm dọn phòng, lau chùi, giặt ủi hoặc lễ tân tại các khách sạn, resort hay hostel.

Tùy vào nơi làm cụ thể, bạn sẽ có thể được ở lại miễn phí hoặc với mức phí ưu đãi.

Nhân viên bán hàng

Đây là lựa chọn đáng cân nhắc cho những ai giỏi giao tiếp và muốn làm việc trong thành phố – thay vì phải đi ra những khu vực thôn quê. Bạn có thể xin phục vụ tại các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, sách báo hoặc siêu thị. Bên cạnh mức lương theo giờ, một số cửa hàng sẽ cho nhân viên hưởng ưu đãi như chiết khấu hoặc quà tặng.

Ngoài ra, còn rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp mà bạn có thể thử sức khi tham gia chương trình working holiday Úc như: dịch vụ thực phẩm, xây dựng, chăm sóc trẻ em & người lớn tuổi, công nghệ, hướng dẫn du lịch, công việc online, hoạt động xã hội, v.v… Song song với yêu cầu về khả năng giao tiếp, bạn hãy cố gắng tìm hiểu thêm về luật lao động và quy định của Úc về làm việc và thu nhập cho người nước ngoài trong quá trình tìm và làm việc.

Định cư tại Úc từ visa Working Holiday

Với những ai muốn định cư tại Úc từ visa Working Holiday, có hai cách chính bạn có thể lựa chọn như sau:

  • Cách 1: Xin visa Working Holiday lần thứ hai hoặc thứ ba nếu đã từng làm việc 3-6 tháng tại khu vực Bắc Úc hoặc khu vực nông thôn được chỉ định trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn và nông – lâm – ngư nghiệp. Bạn cần có bằng chứng về công việc của mình, như hợp đồng lao động, bảng lương, giấy chứng nhận hoặc thư giới thiệu từ chủ lao động. Nếu được cấp visa Working Holiday lần thứ hai hoặc thứ ba, bạn sẽ được ở lại Úc thêm 12 tháng và có cơ hội xin các loại visa khác để định cư.
  • Cách 2: Xin visa diện tay nghề (Skilled visas) nếu bạn có trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và khả năng tiếng Anh phù hợp với các yêu cầu của Bộ Di trú Úc. Bạn có thể xin visa diện tay nghề độc lập (Skilled Independent visa) nếu đạt điểm cao trong bài kiểm tra điểm di trú (SkillSelect) và không cần bảo lãnh từ nhà nước hay nhà tuyển dụng. Ngoài ra, còn có visa diện tay nghề do nhà nước bảo lãnh (Skilled Nominated visa) nếu bạn được một bang hay lãnh thổ của Úc bảo lãnh cho công việc của mình. Hoặc bạn có thể xin visa diện tay nghề do nhà tuyển dụng bảo lãnh (Employer Sponsored visa) trong trường hợp được một nhà tuyển dụng Úc bảo lãnh. Khi được cấp visa diện tay nghề, bạn sẽ có thể thường trú Úc ngay lập tức và có quyền làm việc không giới hạn.

Song song với đó, còn có những lựa chọn khác như: định cư theo diện doanh nhân (với các bạn trẻ có ý định đầu tư hoặc thành lập doanh nghiệp tại Úc), định cư theo diện kết hôn (nếu đã kết hôn với công dân hoặc thường trú nhân Úc), v.v…

Đọc thêm: Visa 500 là gì? Bí kíp xin thành công Visa 500 để du học Úc

Lời kết

Working Holiday Úc là chương trình du lịch kết hợp làm việc vô cùng hấp dẫn – mang đến cho các bạn trẻ cơ hội khám phá vẻ đẹp của đất nước Úc, tích lũy kinh nghiệm làm việc, và mở rộng các mối quan hệ quốc tế. Hy vọng những chia sẻ trên đây của WeStep sẽ trở thành hành trang quý giá cho bạn trên hành trình chinh phục giấc mơ hội nhập quốc tế của mình. Nếu bạn đọc quan tâm, hãy đăng ký đặt lịch tư vấn để được tư vấn thêm thông tin hữu ích về các khóa du học của WeStep bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Tin tức liên quan

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin

THAM KHẢO THÔNG TIN VỀ DU HỌC

NHẬN TƯ VẤN TỪ WeStep